Dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm
Dấu hiệu cảm quan nguồn nước bị ô nhiễm
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy nguồn nước có dấu hiệu bị ô nhiễm là nước có màu, mùi hôi vị lạ, và bị đục.
+ Màu sắc của nước
Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm.
Sự có mặt của một số ion kim loại (sắt, mangan), rêu tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp làm cho nước có màu.
- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan
- Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ, hợp chất đồng
- Màu đen của mangan, tảo, oxit kim loại
Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan và là dấu hiệu ban đầu cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm.
- Với nguồn nước ngầm: Do đặc điểm được khai thác sâu trong lòng đất nên yếm khí, các kim loại như sắt, mangan ở trạng thái hòa tan, vì vậy khi mới được bơm lên thường trong, không màu nhưng khi để lâu trong không khí một thời gian sẽ xuất hiện phản ứng oxy hóa sắt và mangan thành hydroxit sắt và hydroxit mangan ở trạng thái kết tủa làm cho nước có màu vàng, màu nâu đỏ hoặc màu đen.
- Với nguồn nước mặt: Đặc điểm của nguồn nước mặt do ảnh hưởng thời tiết, khu vực địa lý và hiện trạng ô nhiễm môi trường. Nước có màu là do quá nhiều hợp chất hữu cơ, do xả thải từ các nhà máy sản xuất và các khu công nghiệp vv...
+ Mùi vị của nước
Nguồn nước có mùi lạ gây cảm giác khó chụi!
Nguồn nước ngầm có mùi tanh hôi nguyên nhân do các túi khí trong lòng đất, do nguồn thải, sự phân hủy của các chất hữu cơ Hoặc có mùi trứng thối, mùi tanh do trong nước có ion sắt, mangan...
+Độ đục của nước
Độ đục là một đặc tính quang học của nước. Nước đục sẽ do các hạt lơ lửng, hoặc đổi màu. Độ đục có thể đến từ các hạt vật chất lơ lửng như bùn, đất sét, vật liệu vô cơ hoặc các chất hữu cơ như tảo, sinh vật phù du, vật liệu phân rã. Như vậy các yếu tố có thể tạo nên độ đục bao gồm: Chất rắn lơ lửng trong nước, chất hữu cơ hòa tan màu (CDOM), chất hữu cơ hòa tan huỳnh quang (FDOM) và các chất khác …
Độ đục của nước và chất lượng của nước
Chỉ số độ đục được xem như là một chỉ báo về ô nhiễm tiềm năng của nước. Đó là bởi vì nồng độ cao của hạt vật chất ảnh hưởng đến sự thâm nhập của ánh sáng, tức là nước có độ đục cao là do nồng độ các hạt, tạp chất trong nước cao.
+ Các chỉ tiêu gây ô nhiễm
- Độ pH
Đô pH cho biết được tính trung tính của nước, hay mang tính axit hoặc tính kiềm
Độ PH thấp về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên PH thấp làm tăng tính axit trong nước.
Nguồn nước ngầm ở điều kiện yếm khí, sự phân hủy chất hữu cơ trong đất hòa tan CO làm nước có PH thấp. Khi nước tiếp xúc với oxy có thể nâng PH đồng thời khử sắt. Để nâng độ PH của nước ngầm có thể sử dụng phương pháp làm thoáng nước bằng giàn mưa. Phương pháp dùng giàn mưa vừa giúp nâng cao PH, vừa giúp tạo kết tủa loại bỏ sắt và mangan
Hàm lượng sắt tổng số
Sắt hòa tan trong nước là sắt (II) sẽ gây cho nước mùi tanh. Khi tiếp xúc với không khí, sắt II chuyển hóa thành sắt III tạo kết tủa màu đỏ nâu, màu vàng.
Hàm lượng amoni
Nước có hàm lượng amoni cao cho thấy nước bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nito (nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng trại, chăn nuôi …)
Amoni trong nước ngầm khi gặp oxy trong không khí chuyển hóa thành nitrat
Có nhiều phương pháp để xử lý amoni trong nước: Làm thoáng để khử amoni ở độ PH cao, trao đổi ion, phương pháp sinh hoạt, khử nitrat …
Chỉ số pecmanganat
Chỉ số pecmanganat trong nước cao là dấu hiệu nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ. Để xử lý nước có chỉ số pecmanganat cao: Thực hiện các công đoạn lọc, khử trùng nước đặc biệt sử dụng than hoạt tính trong quá trình lọc để loại bỏ các chất hữu cơ thông thường, làm giảm chỉ số pecmanganat. Đối với các nguồn nước còn hợp chất hữu cơ gốc nito, phải sử dụng phương pháp trao đổi ion
Chỉ tiêu vi sinh E.coli và coliform
Nước nhiễm E.coli và coliform do nước thải thấm vào mạch nước ngầm hoặc do nước từ trên mặt đất chảy tràn xuống giếng hoặc do quá trình lưu chứa nước chưa đảm bảo vệ sinh.
E.coli và coliform là những nhóm vi khuẩn định danh, khi chúng hiện diện trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phân người hoặc phân động vật và có thể dẫn đến việc nguồn nước có thể nhiễm những vi khuẩn đường ruột khác (tả, lỵ, thương hàn …)
Khi xét nghiệm nước mà chỉ tiêu vi sinh không đạt cần phải có phương án xử lý như khử trùng nước bằng cloramin B, đèn khử trùng nước UV, máy ozone. Nước sau khi khử trùng hoặc đun sôi vẫn phải được lưu trữ hợp vệ sinh bằng cách đậy nắp và vệ sinh vật chứa nước thường xuyên.
Hãy liên hệ với chúng tôi.
Hotline: 0932 913 286
Mail: tongthauepc@gmail.com
