Quy trình lọc nước uống
Nguồn nước:
Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao suối, nước ngầm, hơi nước ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất khoảng 94% là nước mặn, 2-3% là nước ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tồn tại dưới dạng lỏng trọng tự nhiên dưới dạng nước mặt, nước ngầm, băng tuyết…
Sau đó chúng ta có quy trình để xử lý nước sinh theo quy chuẩn của thế giới và Việt Nam
Lọc cặn thô:
Nếu thấy nước bị đục, có cặn hoặc chất lơ lửng, cần loại bỏ bằng lọc thô để chống nghẹt cho các thiết bị phía sau.
Khử sắt, mangan:
Nước được chảy qua bộ lọc với vật liệu là các chất có khả năng ô xy hóa mạnh để chuyển sắt 2 thành sắt 3, bị kết tủa và được xả ra ngoài. Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S (nếu có). Sau đó, nước được đưa vào sản xuất hoặc tiếp tục phải xử lý:
Làm mềm, khử khoáng
Nếu nước chứa nhiều can xi, sắt, khoáng, cần thiết phải được xử lý qua hệ thống trao đổi ion (Cation–Anion), có tác dụng loại bỏ những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … Và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,... Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được đưa vào bồn chứa hoặc tiếp tục đựoc xử lý:
Khử mùi khử màu
Dùng bộ lọc tự động xúc xả với nhiều lớp vật liệu để loại bỏ bớt cặn thô trên 5 micron, khử mùi và màu (nếu có):
Cân bằng pH
Quy chuẩn mới nhất về nước uống đóng chai đã không còn nhắc tới yêu cầu về pH. Tuy nhiên, để việc xử lý nước thuận tiện hơn, nên điều chỉnh pH về mức trung tính (6.5-7.5).
Các giai đoạn trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính sau đây.
Lọc tinh: dùng màng thẩm thấu ngược hoặc màng Nano
Nước được bơm cao áp qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis).
Tùy theo chế độ điều chỉnh, màng RO sẽ cho khoảng 25 - 75% lượng nước tinh khiết đi qua những lỗ lọc cực nhỏ, tới 0.001 micron.
Phần nước còn lại, có chứa những tạp chất, những ion kim loại ... sẽ được xả bỏ hoặc được thu hồi để quay vòng.
Phần nước tinh khiết không còn vi khuẩn, virus và các loại khoáng chất đạt tiêu chuẩn nước đóng chai sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín.
Ngày nay, ngành lọc nước tinh khiết tại các nước phát triển sử dụng màng nano nhiều hơn. Màng nano hạn chế dược nhiều nhược điểm của màng RO: không cần áp cao, không nước thải, bảo dưỡng dễ dàng...
Tái diệt khuẩn bằng tia cực tím:
Trong quá trình lưu trữ, nước tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trứoc khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn.
Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có)
