top of page

Xây dựng

Public·1 member

Nhà lún - nứt vì tính sai tải trọng móng

Đối với các công trình xây dựng từ lớn đến nhỏ, từ quy mô hàng nghìn mét vuông sàn đến công trình nhà ở 3 – 4 tầng thì phần móng nhà là phần quan trọng nhất. Đây chính là bộ phận chịu tải trọng toàn bộ công trình truyền xuống, móng có nhiệm vụ nhận tải trọng từ phía trên và phân tán tải trọng xuống nền đất phía dưới công trình.


Phần móng nhà thường nằm bên dưới nên rất khó phát hiện các vết nứt của móng. Do các móng trong một công trình có độ lún không đều nhau, gây ra nứt móng.

Dấu hiệu móng nhà bị lún – bị nứt: Khi móng bị lún sẽ kéo theo móng, cột đà, sàn bị lún theo, nền bị lún, xuất hiện các vết nứt tường (có thể chọc ngón tay vào), nứt sàn, thấm sàn, nền gạch bị đùn lên… Ngoài ra, những công trình có hiện tượng lún nặng sẽ bị nghiêng và chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng.


Do tính toán thiết kế tải trọng công trình sai

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm tính toán sức chịu tải công trình và tính kết cấu nhà dân dụng như: Etabs, Sap2000, Safe… nhưng những phần mềm này đều là những phiên bản crack (bẻ khóa), ít có công ty xây dựng sử dụng phần mềm trả phí, chính vì đó mức độ chính xác không cao, hoặc quá ỉ i vào phần mềm mà không kiểm tra tải trọng công trình gây nên tình trạng thiết kế móng không đủ chịu lực.

Do kinh nghiệm của người thiết kế kiến trúc sư, và kỹ sư thiết kế kết cấu chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến, chưa có nhiều năm kinh nghiệm nên tính toán chưa đúng tải trọng thiết kế (gồm tĩnh tại và hoạt tải của toàn bộ công trình), đã vội dùng phần mềm chạy nội lực, rồi xuất ra bản vẽ thiết kế cho móng nhà. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nứt móng nhà. Thi công móng dành cho nhà 2 tầng nhưng lại xây dựng trên móng đó ngôi nhà 4 tầng, Bạn nghĩ thử xem móng nhà có chịu nổi không?. Với khối lượng, kích thước công trình nặng như vậy phần móng nhà không thể nào chịu tải nổi. Do đó sẽ dẫn đến nứt, sụt lún rất nguy hiểm.

Phương án thi công móng không phù hợp với nền đất đang chuẩn bị xây dựng.

Tính được tải trọng thực tế của công trình và tải trọng thiết kế của móng là một chuyện tốt nhưng phải lựa chọn phương án thi công móng hợp lý. Đây cũng chính là một nguyên nhân gây móng lún không đều gây nên hiện tượng nứt móng.

Phương án gia cố nền đất yếu dưới móng: Ép cừ tràm, ép cọc btct, ép cọc ly tâm, cọc khoan nhồi… sau đó thi công hệ móng đúng với thiết kế. Thường thì các kỹ sư sẽ tính toán phương án thi công gia cố nền đất dưới móng và phương án thi công móng (móng cọc, móng đơn, móng băng…)


Có thể tùy theo điều kiện kinh tế gia đình Bạn hoặc phụ thuộc tình hình nhà Bạn có nằm trong hẻm nhỏ nhiều cua ngoẹo hay không (vì xe chở cọc btct khó vào được), nên các phương án móng băng 1 phương, 2 phương, cọc khoan nhồi được kỹ sư tính toán đến.

Khi xây nhà phố từ 3 tầng trở lên, Bạn nên sử dụng phương án thi công móng cọc bê tông cốt thép, vì nền tảng của một ngôi nhà đẹp, chắc chắn chính là móng nhà, bạn có thể tiết kiệm chi phí ở các phần nội thất hoặc trang trí nhà cửa để đẩy sang phần móng. Phần trang trí nội thất có thể làm sau, nhưng phần móng thì khó có thể làm thêm.

Nói tóm lại, kiến trúc sư, kỹ sư khi thiết kế phải cần nắm rõ nhu cầu xây dựng nhà của gia chủ (để ở, cho thuê, phòng tập gym,..) địa chất khu vực đó, điều kiện thi công, độ rộng con đường vào nhà, kinh tế của gia chủ.

Thi công chưa đúng kỹ thuật

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng móng lún và nứt trong nhà dân dụng.

Ép cọc bê tông chưa đến độ sâu thiết kế

Các vị trí nối của 02 đoạn cọc xử lý không tốt

Ép cọc không đúng tim vị trí cần ép cọc, cọc ép bị xiên

Lắp đặt cốt thép đài móng và giằng móng không đúng như thiết kế, ăn bớt vật liệu thép

Đổ bê tông móng với Mác bê tông thấp (cấp độ bền của bê tông thấp).


Tải trọng (hoạt tải + tĩnh tải) của ngôi nhà tăng lên nhiều lần so với hệ số cho phép.

Tải trọng của một công trình nhà ở bao gồm có tĩnh tải và hoạt tải

Tĩnh tải là trọng lượng bản thân của ngôi nhà như: Trọng lượng tường, trọng lượng dầm – sàn bê tông, gạch đá cát xi măng, thép, kính cửa, thiết bị vệ sinh…

Hoạt tải là trọng lượng của vật thể, con người lúc có lúc không, ví dụ: Lúc nhà có nhiều người cùng chung sống, khi thì không có ai.

Khi tính toán thiết kế các kiến trúc sư, kỹ sư đã tính toán gần chính xác và nhân hệ số vượt tải 1,5 – 2 để có được tải trọng thiết kế và thi công móng. Nhưng, trong quá trình sử dụng gia chủ có thể thay đổi công năng sử dụng, nâng thêm tầng, chuyển từ nhà ở sang nhà cho thuê, phòng trọ hay văn phòng. Hoặc tăng thêm nhiều vật dụng có trọng lượng lớn trong nhà làm tăng tải trọng quá

nhiều lần cho móng kiến móng bị quá tải gây lún không đều ở các vị trí gây nứt móng nhà.


Vật liệu sử dụng khi làm móng và xây nhà

Ép cọc bê tông cốt thép chưa đủ cường độ hoặc cọc loại 2: Khi thi công móng nhà nhất định phải sử dụng cọc để tăng độ cứng cho nền đất. Nếu đơn vị thi công lựa chọn và sử dụng cọc không tốt, chưa đủ cường độ chịu tải, đường kính thép làm cọc nhỏ không đúng chủng loại thép tốt (gọi là cọc loại 2) sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng móng nhà. Từ đó, dẫn đến hiện tượng nứt móng nhà sau xây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng.

Sử dụng loại thép không đạt tiêu chuẩn TCVN: Thường làm móng nhà dân dụng, thép chịu lực giằng móng > phi 16 – phi 20, thép giỏ móng là phi 10 – phi 14.

Sử dụng xi măng chưa đạt chất lượng: Xi măng là vật liệu luôn có mặt trong các hạng mục thi công xây dựng, chính vì thế lựa chọn được loại xi măng tốt thì ngôi nhà của Bạn sẽ rất tốt.


13 Views

About

Chào mừng bạn! Hãy khám phá và tham gia trò chuyện.

Bản quyền của công ty minhphuckhanh

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Số 22/20 Đường số 13, Phường Linh

 

Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí

 

Minh, Việt Nam

 

Mail: tongthauepc@gmail.com

 

Tel: 0932 913 286

Nguồn lực công ty

Địa điểm

Số ĐKKD: 0317682104

Ngày cấp: 15/02/2023

Nơi cấp: Sở kế hoạch, đầu tư TP HCM

Bộ công thương xác nhận
Chứng nhận

Theo dõi chúng tôi

  • Logo-Zalo-Arc
  • Whatsapp
  • alt.text.label.Facebook
  • Instagram
  • NS
  • Pinterest
  • LinkedIn
  • Youtube

©2023 bởi CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MINH PHÚC KHÁNH. 

bottom of page